– nó đã đánh mất chính mình.
Đó không chỉ là những đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo đói, có người thân nghiện ngập, bạo hành, bệnh tật…
Mà còn là những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình rất đỗi bình thường, thậm chí là hạnh phúc, thành công trong mắt người khác.
Hoa quả chín ép thì không ngon.
Những đứa trẻ ‘’chín ép’’ thì hiếm khi hạnh phúc.
Tôi gặp cháu lần đầu cách đây 2 năm.
Cho đến thời điểm hiện tại, cháu đang là khách hàng nhỏ tuổi nhất mà tôi từng đồng hành.
15 tuổi.
Mẹ cháu tìm đến tôi khi thấy cháu có biểu hiện thu mình, ít giao tiếp, lúc nào cũng ở lì trong phòng.
Ban đầu, cháu chỉ chia sẻ là do đang bước vào kỳ thi chuyển cấp nên cháu bị căng thẳng, áp lực.
Tuy nhiên khi hai cô cháu ngồi nói chuyện thì tôi nhận ra.
Trạng thái này đã kéo dài rất lâu rồi.
Không chỉ trong học tập mà rất nhiều hoạt động khác của con.
Từ lúc cháu còn rất nhỏ.
Và tất cả đều đến từ một lý do
‘’Lúc nào cháu cũng thấy phải cố gắng đạt thành tích tốt để bà nội không còn ghét mẹ cháu nữa’’
Tôi đã lặng người với câu trả lời của cháu.
Tôi như thấy lại chính mình thuở bé.
Khi họ hàng chê rằng bố tôi là con trưởng mà lại đẻ ra hai cô con gái.
Về quê ăn giỗ là sẽ phải ngồi mâm dưới.
Tôi đã tự hứa phải cố gắng thật giỏi để bố không xấu hổ.
Đó là lúc tôi tự ép mình phải trưởng thành.
Tuổi thơ của một đứa trẻ bắt đầu dừng lại khi nó tự nhận thấy, mình phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề của người lớn.
Những mâu thuẫn của người lớn.
Những gánh nặng của người lớn.
Thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực.
Nó ép mình trở thành ‘’người giải cứu’’ cho các vấn đề của người lớn.
Nó bắt đầu gác lại các nhu cầu, cảm xúc của mình để ưu tiên người khác.
Nó phải cố gắng thật giỏi để làm người khác vui lòng.
Nó đồng hóa cảm xúc của mình với cảm xúc của người khác.
Điều này không phải là yếu đuối mà là chiến lược sinh tồn để thích nghi.
Nhưng khi trưởng thành, chiến lược này lại khiến đứa trẻ ấy bị lạc lối.
Những người trưởng thành bị ‘’chín ép’’.
Bề ngoài trông họ rất ổn, thậm chí là tài giỏi, thành công trong mắt người khác.
Nhưng đằng sau lớp mặt nạ ấy là một chuỗi những mệt mỏi kéo dài trong các mối quan hệ và đời sống nội tâm.
Họ luôn thấy mình chưa đủ tốt, luôn cảm thấy tự ti và không thể yêu thương bản thân một cách trọn vẹn.
Không thể thiết lập ranh giới với người khác dẫn đến kiệt quệ, bùng nổ hoặc mất kết nối với cảm xúc.
Dễ thu hút những mối quan hệ mất cân bằng như trở thành người hi sinh, người gánh vác, chịu đựng…
Gặp các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm nhẹ kéo dài.
Trống rỗng, mất kết nối với con người thật của bản thân.
Tuy nhiên.
Từ trải nghiệm của bản thân và đồng hành cùng khách hàng.
Tôi muốn bạn nhận thức được rằng
Đây không phải là bản chất thật của bạn.
Nó chỉ là cơ chế sinh tồn giúp bạn thích nghi trong hoàn cảnh thiếu an toàn.
Bằng việc trắc ẩn với bản thân và dũng cảm đối diện với những nỗi đau của vết thương tâm lý.
Bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi bóng ma của quá khứ, sống lại với sự trọn vẹn, có ranh giới vững chắc mà không mất kết nối với người khác.
Nếu bạn thấy hình bóng của mình đâu đó trong những điều trên.
Hãy để lại bình luận ‘’test’’ để nhận được bài trắc nghiệm nhỏ để đánh giá mức độ ranh giới của mình và bắt đầu hành trình trưởng thành thực sự của chính mình.
Nếu thấy bài viết này hữu hích, hãy tag và chia sẻ cho những người bạn yêu quý.
Có thể nó sẽ giúp họ rất nhiều.