mà là những gì xảy ra bên trong bạn.’’
Bác sĩ Gabour Maté – diễn giả, tác giả nổi tiếng người Canada trong buổi trò chuyện với Mel Robbins về chủ đề sang chấn và làm thế nào để chữa lãnh đã chia sẻ.

Ông kể về chính mình – một đứa trẻ Do Thái sống sót sau thảm họa Holocaust. Ông mất ông bà ngoại tại trại tập trung Auschwitz khi mới năm tháng tuổi, cha bị bắt đi lao động khổ sai, mẹ buộc phải đem ông đi gửi nhờ vài tuần ở nhà một người phụ nữ theo đạo Thiên Chúa.
Chấn thương đối với ông không chỉ là sự kiện trên mà là cảm giác bị bỏ rơi và không được đón nhận.
Tuy biết rằng không phải bố mẹ ông không yêu thương mình, nhưng ông luôn cảm nhận được rằng không một người mẹ nào muốn sinh con trong giai đoạn đó.
Cộng thêm sự vắng bóng của người cha trong những năm đầu đời.
Cảm giác không được đón nhận khiến ông lớn lên trở thành một người cuồng công việc, ám ảnh thành công.
Ông trở thành bác sĩ nổi tiếng trên thế giới, được mọi người công nhận. Nhưng bên trong ông là sự cô đơn trống rỗng, hôn nhân mâu thuẫn và xa cách con cái.
Phải đến năm 40 tuổi ông mới chấp nhận đối diện với những nỗi đau này và bắt đầu hành trình chữa lành.
———-
Những chấn thương tâm lý không chỉ là những sự kiện tiêu cực như thiên tai, chiến tranh, hay trong những gia đình có bố mẹ nghiện ngập, bạo lực, thần kinh, hoặc những vấn đề nghèo đói.
Nó còn đến cả ở những gia đình bình thường, thậm chí hạnh phúc và đủ đầy.
Khi một đứa trẻ không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như sự an toàn, ấm áp, yêu thương, xúc chạm…
Nó sẽ phải học cách thích nghi để tồn tại và liên kết với bố mẹ mình.
Những cơ chế sinh tồn này khiến cho đứa trẻ lớn lên gặp phải những vấn đề tâm lý như:
Ám ảnh về sự thành công.
Khao khát được ghi nhận.
Nỗ lực làm hài lòng người khác.
Lo lắng, kiểm soát.
Không thể nhờ sự giúp đỡ.
Nhưng như bác sĩ Maté đã khẳng định.
Tất cả điều này chỉ là phản ứng để thích nghi, nó hoàn toàn có thể thay đổi được.
———-
Bạn hoàn toàn có thể chữa lành những tổn thương trong quá khứ để sống một cuộc đời là chính mình bằng việc:
1. Trắc ẩn với bản thân
Chúng ta được dạy cách làm thế nào để yêu thương, bao dung với người khác, nhưng những tổn thương tâm lý khiến chúng ta không thể bao dung với chính mình.
Chính cái cách bạn tự nói tiêu cực về bản thân mình đó cũng là một vết thương tâm lý.
Hãy học cách lắng nghe, yêu thương và chấp nhận tất cả những phần sáng – tối, can đảm – yếu ớt của con người mình.
2. Lên tiếng nhờ sự giúp đỡ
Bạn sinh ra đã có khả năng tuyệt vời là nhờ cậy sự giúp đỡ.
Bạn hãy nhìn những đứa trẻ sơ sinh, ngay từ khi sinh ra chúng đã biết học cách khóc để được ôm ấp, vỗ về, không 1 đứa trẻ nào là không biết nhờ sự giúp đỡ.
Bạn cũng đã từng như vậy
Nhưng khi lớn lên thì sao?
Lên tiếng nhờ sự giúp đỡ khó khăn làm sao.
Tuy nhiên bạn cần biết rằng:
Sự giúp đỡ luôn có ở mọi nơi. Chỉ cần bạn lên tiếng.
Đó có thể là người bạn yêu quý như bạn bè, người thân.
Đó cũng có thể là những người có chuyên môn như chuyên gia tâm lý, người khai vấn – những người sẵn sàng lắng nghe bạn mà không đánh giá phán xét.
———-
Nếu bạn đang cảm thấy mình mắc kẹt trong những vòng lặp cũ và muốn một ai đó đồng hành để giúp bạn hiểu và chữa lành chính mình.
Hãy để lại bình luận ‘’coach’’ hoặc nhắn tin riêng cho tôi.
Tôi sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn qua các phiên coach 1:1.
Nguồn: Mel Robbins.