Khi phản bội bản thân đủ lâu

Th6 19, 2025 | 0 Lời bình

Bạn sẽ đánh mất chính mình.

Cuối tuần rồi tôi có nhận được tin nhắn từ một bạn khách hàng.

Bạn chia sẻ trong sự ấm ức:

‘’Chị Giang ơi, em mệt mỏi quá, tự nhiên hôm nay trong em bùng lên một cảm giác rất khó chịu, kiểu như em không còn muốn chịu đựng nữa, em muốn hét lên là “đủ rồi, tôi không còn muốn đóng vai người tử tế nữa”.

Thực sự tôi rất đồng cảm với bạn vì đây cũng là cảm giác tôi từng trải qua trước đây.

Khi tôi bắt đầu nhận thức được rằng mọi thứ đang vượt quá sức chịu đựng của mình.

Bạn có bao giờ nói đồng ý trong khi nội tâm liên tục gào thét không?

Bạn có bao giờ im lặng để giữ hòa khí mặc dù bên trong bạn như sắp phát điên?

Có một dạng kiệt sức nó không đến từ công việc, mà nó đến từ việc bạn phản bội mong muốn của bản thân để làm hài lòng người khác mỗi ngày.

———-

Bạn nói năng cẩn trọng, tỏ ra thân thiện, vui vẻ và giấu kín những cảm xúc tiêu cực vào trong.

Bạn thích nghi với những kỳ vọng và mong đợi của gia đình, xã hội.

Bạn được mọi người quý mến, tin tưởng.

Nhưng đằng sau chiếc mặt nạ ấy, một cảm giác bất an, khó chịu ngày càng lớn dần.

Bạn không còn biết chính xác mình đang sống vì điều gì.

Chiếc mặt nạ này giúp bạn thích nghi và duy trì các mối quan hệ xã hội một cách hài hòa.

Tuy nhiên, khi bạn đeo nó quá lâu, bạn trở thành người khác mà không phải là mình.

Mỗi lần bạn im lặng thay vì nói điều mình muốn.

Mỗi lần bạn gật đầu cho qua chuyện.

Mỗi lần bạn để người khác xâm phạm ranh giới mà không dám lên tiếng.

…là mỗi lần bạn tử tế với người khác nhưng lại tệ bạc với chính mình.

Cái giá phải trả cho điều này chính là sự xa rời với chính con người chân thật bên trong mình.

Bạn cảm thấy mình không còn là mình nữa.

Bạn như đang đứng ngoài cuộc sống của chính mình.

Và rồi cơ thể bạn bắt đầu lên tiếng.

Bạn cảm thấy mệt mỏi dù ngủ đủ giấc.

Bạn tức giận mà không hiểu tại sao.

Bạn lo âu kéo dài không rõ nguyên nhân.

Bạn cảm thấy trống rỗng mà không biết gọi tên nó như thế nào.

———–

Khi tâm trí không thể tiếp tục giả vờ được nữa, thì những xung đột nội tâm sẽ xuất hiện.

Nó sẽ bắt đầu phản kháng để yêu cầu bạn kết nối với con người thật bên trong.

Đây chính là lúc bạn nên dừng lại, nhìn vào chính bản thân và tìm lại những gì thật sự quan trọng với mình.

Hãy đối diện với nỗi đau đớn mà bạn đang chối bỏ.

Những nỗi sợ không dám thừa nhận.

Những suy nghĩ bị đè nén.

Tôi biết nó không hề dễ dàng.

Nhưng nó là điều cần thiết để bạn bắt đầu hành trình sống thật với con người mình.

Hãy học cách đứng về phía chính mình.

Những hành động nhỏ mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện mỗi ngày đó là:

– Học cách nói “không” mà không cảm thấy tội lỗi.

– Học cách đặt ra ranh giới để không ai có thể chạm vào sự bình yên của bạn.

– Học cách thành thật với chính mình, trước khi cố gắng trung thực với ai khác.

Bạn không cần phải từ bỏ những giá trị tốt đẹp mà bạn đã từng xây dựng lên.

Bạn chỉ cần đảm bảo rằng trên hành trình làm người tử tế, hãy tử tế với chính mình trước.

———-

Nếu bạn thấy mình trong câu chuyện này và không muốn tiếp tục sống như vậy nữa.

Có lẽ, đã đến lúc bạn cần có những bước đi nhỏ để bắt đầu tìm về chính mình.

Hãy để lại bình luận “Test” bên dưới.

Tôi sẽ gửi tặng bạn một bài trắc nghiệm ngắn giúp bạn nhận diện những ranh giới đang bị xâm phạm, và biết cách làm thế nào để bắt đầu xây dựng lại một cách vững vàng, chân thật nhất với con người của mình.

Nguồn tham khảo: Trí Tuệ Có Ảnh Hưởng.

Tài nguyên và dịch vụ

Hãy cùng tôi khám phá gốc rễ các vấn đề của bạn, tự tin vào giá trị nội tại và xây dựng ranh giới lành mạnh.

Trắc nghiệm ranh giới (free)

Giúp bạn đánh giá xem mình có đang bị xâm phạm ranh giới hay không?

Làm chủ ranh giới (sắp có)

Hiểu các loại ranh giới và cách để xây dựng ranh giới lành mạnh mà không cảm thấy tội lỗi.

Coaching 1:1

Khám phá gốc rễ vấn đề, xây dựng sự tự tin và sử dụng ngôn từ kết nối để xây dựng ranh giới lành mạnh.