99% lầm tưởng
Một ngày chỉ có 24h, nhưng tôi luôn tự hỏi, tại sao có người họ làm được nhiều thứ thế, còn tôi thì luôn trong tình trạng cạn kiệt năng lượng, mọi thứ rối ren, không việc nào vào việc nào.

Nhờ cuộc gặp gỡ với khách hàng cách đây 2 năm, tôi đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn về cách quản lý thời gian của chính bản thân mình.
Khách hàng của tôi là người rất năng động và đa nhiệm, ngoài công việc 9:5, bạn còn làm thêm một dự án khác với mức thu nhập mơ ước.
Khi tìm đến tôi, bạn đang ở trong tình trạng hỗn độn, mệt mỏi, không có thời gian cho bản thân, nhớ trước quên sau, thậm chí vì mải công việc mà để quên cả xe máy ở quán ăn từ sáng đến tối mới nhớ ra.
Trong quá trình coaching, khi tôi hướng dẫn bạn list chi tiết các mục công việc và sắp xếp vào ma trận Eisenhower thông thường, thì tôi đã phát hiện ra một vấn đề then chốt.
Có một loại công việc khẩn cấp luôn phát sinh và chen vào các kế hoạch của bạn ấy, đó chính là VIỆC LÀM HỘ NGƯỜI KHÁC.
Mọi thứ đã bắt đầu sáng rõ, chính loại công việc này đã chiếm dụng hết thời gian của bạn ấy. Eureka, vậy thì chỉ cần bỏ đi là xong nhưng…… KHÔNG, cảm giác tội lỗi luôn thôi thúc bạn phải làm hộ đồng nghiệp mà không thể từ chối được.
Bạn không thể từ chối vì sợ đồng nghiệp trách móc biết mà không giúp, sợ mình không giúp thì họ sẽ bị thiệt hại về tiền, sợ mình không giúp thì công việc của họ sẽ bị chậm trễ…
Bạn có từng rơi và tình trạng tương tự không?
Bạn có từng tặc lưỡi cho qua, giúp hết lần này đến lần khác cho đến khi nó trở thành việc đương nhiên bạn phải làm không?
Tôi cũng đã từng phải ở lại làm thêm đến 6-7 giờ tối vì những công việc không tên mà đồng nghiệp nhờ, khi thì con họ ốm, khi thì nhà họ có việc, khi thì họ cũng bị dí báo cáo khác…mà không thể từ chối được.
Tôi nhận ra, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng kiệt sức chính là do chúng ta không biết cách xây dựng ranh giới, nói ‘’không’’ với những thứ không phải trách nhiệm của mình.
Nếu bạn không hiểu điều này mà vội đi tìm cách giải pháp quản lý thời gian, nâng cao sự tập trung, cải thiện hiệu suất thì bạn vẫn cảm thấy kiệt sức như thường.
Không phải các phương pháp trên không hiệu quả mà là bạn không có đủ thời gian dành cho nó, bạn đang phải làm thêm công việc của người khác, giống như bạn chỉ có hai tay nhưng bạn đang phải vác đồ vật cần tới 4 tay, bạn không phải là siêu nhân nên bạn kiệt sức là điều hiển nhiên.
Chỉ 20% công việc quan trọng thực sự tạo ra 80% kết quả.
Nếu bạn không dành ưu tiên cho những gì là thực sự quan trọng với mình, thì bạn đang góp 80% vào sự thành công của người khác, và bạn sẽ phải chấp nhận sự mất cân bằng này trong cuộc sống của mình.
Bạn không cần phải tốt và làm hài lòng tất cả mọi người, bạn chỉ cần tốt với CHÍNH MÌNH mà thôi.
Xây dựng ranh giới một cách lành mạnh sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng kiệt sức, dành lại thời gian cho bản thân mà không cảm thấy ích kỷ hay tội lỗi và cảm thấy tự tin hơn được là chính mình.